Lục quân và công vụ Công ty Đông Ấn cai trị Ấn Độ

Các Sepoy (bộ binh Ấn Độ) của Công ty Đông Ấn mặc áo choàng đỏ bên ngoài cung điện mùa hè cũ của Tipu Sultan tại Bangalore, 1804.

Khi Hastings trở thành toàn quyền đầu tiên vào năm 1772, một trong những công việc đầu tiên của ông là nhanh chóng mở rộng lục quân cấp tỉnh. Những người lính hiện hữu (Sepoy) đến từ Bengal và nhiều người trong số họ từng chiến đấu chống lại người Anh trong Trận Plassey. Do người Anh lúc này nghi ngờ họ, Hastings đã chuyển sang tuyển mộ binh sĩ ở xa hơn về phía tây, lúc này nguồn tuyển chính của bộ binh Ấn Độ là phía đông Awadh và các vùng đất xung quanh Banaras bao gồm Bihar.[55] Trong hai trăm năm, quân đội của Đế quốc Mughal tuyển mộ binh sĩ từ người thuộc đẳng cấp cao RajputBrahmin theo đạo Hindu tại vùng nông thôn trong khu vực này, họ được gọi là Purbiya ("người phía đông").[55] Công ty Đông Ấn tiếp tục thông lệ này trong 75 năm tiếp theo, và lượng binh sĩ này chiếm tới 80% lục quân tỉnh Bengal. Người Anh tại Malabar cũng chuyển đổi quân đội Thiyyar (Thiyya pattalam) thành một trung đoàn đặc biệt tập trung tại Thalassery, mang tên Trung đoàn Thiyyar vào năm 1904.[55][56][57][58] Nhằm tránh xích mích trong hàng ngũ, Công ty cũng nỗ lực điều chỉnh hoạt động quân sự để phù hợp với yêu cầu tôn giáo. Do đó, những người lính này ăn trong những nơi riêng biệt; việc phục vụ tại hải ngoại là không bắt buộc vì nó được cho là khiến đẳng cấp của họ bị ô uế; và lục quân nhanh chóng chính thức công nhận các lễ hội Hindu. Tuy nhiên, sự động viên về nghi lễ này khiến chính phủ có nguy cơ gặp phải phản đối hay nổi loạn, nếu các sepoy phát hiện ra hành vi xâm phạm đặc quyền của họ.[59]

Các lục quân của Công ty Đông Ấn sau khi tái tổ chức năm 1796[60]
Binh sĩ AnhBinh sĩ Ấn Độ
Tỉnh BengalTỉnh MadrasTỉnh Bombay
24.00024.0009.000
13.000Tổng binh sĩ Ấn Độ: 57.000
Tổng binh sĩ: 70.000

Lục quân Bengal tham gia các chiến dịch quân sự tại các khu vực khác của Ấn Độ và tại nước ngoài: từng là lực lượng hỗ trợ quan trọng cho lục quân yếu kém của tỉnh Madras trong Chiến tranh Anh–Mysore lần thứ ba năm 1791, cũng như tại JavaCeylon.[55] Không như binh lính trong quân đội của các quân chủ Ấn Độ, các sepoy Bengal nhận được mức lương cao và ổn định, do Công ty tiếp cận được nguồn thu thuế dồi dào của Bengal.[55] Không lâu sau, lục quân Bengal được đánh giá cao nhờ có công nghệ súng hỏa mai mới và được hải quân hỗ trợ.[55] Các sepoy có kỷ luật tốt, mặc áo khoác đỏ, và các sĩ quan người Anh bắt đầu khơi dậy "một loại kính sợ trong lòng đối thủ của họ. Tại Maharashtra và Java, các sepoy được cho là hiện thân của thế lực ma quỷ, đôi khi là hiện thân của các anh hùng chiến binh cổ xưa. Các quân chủ Ấn Độ chọn áo khoác serge màu đỏ cho quân lính và thuộc hạ của họ, để mượn danh tiếng từ phẩm chất đó."[55]

Năm 1796, do áp lực từ hội đồng quản trị Công ty tại London, các nhóm lục quân Ấn Độ được tổ chức lại và thu hẹp trong nhiệm kỳ của Toàn quyền John Shore.[60] Tuy nhiên, sức mạnh lục quân gia tăng do các chiến dịch của Wellesley vào những năm cuối thế kỷ 18. Vì vậy đến khi xảy ra binh biến Vellore vào năm 1806, tổng quân số của lục quân ba tỉnh là 154.500 người, là một trong những quân đội thường trực lớn nhất trên thế giới khi đó.[61]

Các nhóm lục quân của Công ty Đông Ấn vào trước Binh biến Vellore năm 1806[62]
TỉnhBinh lính AnhBinh lính Ấn ĐộTổng cộng
Bengal7.00057.00064.000
Madras11.00053.00064.000
Bombay6.50020.00026.500
Tổng24.500130.000154.500

Khi Công ty Đông Ấn mở rộng lãnh thổ, họ bổ sung thêm các "quân đoàn địa phương" không chính quy, lực lượng này không được huấn luyện bài bản như lục quân.[63] Sau Chiến tranh Anh-Sikh năm 1846, một lữ đoàn biên phòng được thành lập tại Các quốc gia Đồi Nội Sutlej, chủ yếu để phục vụ công việc của cảnh sát. Vào năm 1849, "Lực lượng không chính quy Punjab" được bổ sung tại biên giới.[63] Hai năm sau, lực lượng này gồm có "3 khẩu đội dã chiến hạng nhẹ, 5 trung đoàn kỵ binh và 5 trung đoàn bộ binh".[63] Đến năm sau, "một đại đội đồn trú được bổ sung, ... trung đoàn bộ binh thứ sáu (được thành lập từ Quân đoàn Lạc đà Sind) được tăng thêm vào năm 1853, và có thêm một khẩu đội miền núi vào năm 1856".[63] Công ty cũng thành lập một đội quân địa phương sau khi sáp nhập Nagpur vào năm 1854, và "Lực lượng không chính quy Oudh" được tăng thêm sau khi sáp nhập Oudh vào năm 1856.[63] Sau hiệp ước năm 1800, Nizam của Hyderabad duy trì quân dự phòng gồm 9.000 kỵ binh và 6.000 bộ binh, do các sĩ quan của Công ty Đông Ấn chỉ huy; vào năm 1853, sau khi đàm phán về một hiệp ước mới, đội quân này được giao cho Berar và không còn là một phần của quân đội Nizam.[63]

Các nhóm lục quân của Công ty Đông Ấn vào trước Khởi nghĩa Ấn Độ năm 1857[64]
TỉnhBinh lính AnhBinh lính Ấn Độ
Kỵ binhPháo binhBộ binhTổngKỵ binhPháo binhCông binh
&
Lính đánh mìn
Bộ binhTổng
Bengal1.3663.06317.00321.43219.2884.7341.497112052137.571
Madras6392.1285.9418.7083.2022.4071.27042.37349.252
Bombay6811.5787.1019.3608.4331.99763733.86144.928
Lực lượng và
đạo quân địa phương
6.7962.11823.64032.554
" "
(không phân loại)
7.756
Quân cảnh38.977
Tổng2.6866.76930.04539.50037.71911.2563.404211.926311.038
Tổng binh lính350.538

Trong khởi nghĩa Ấn Độ năm 1857, gần như toàn bộ lục quân Bengal đã nổi dậy, cả quân chính quy lẫn không chính quy.[64] Có ý kiến cho rằng sau khi Công ty Đông Ấn sáp nhập Oudh vào năm 1856, nhiều sepoy đã lo lắng do sợ mất đi bổng lộc của giới quý tộc địa chủ, và do dự đoán khả năng các khoản thuế từ đất đai sẽ tăng lên.[65] Khi người Anh giành thắng lợi trong các cuộc chiến hoặc trong việc sáp nhập, phạm vi quyền tài phán của họ được mở rộng, binh lính lúc này có thể phải phục vụ tại những nơi ít quen thuộc (như trong Chiến tranh Anh-Miến Điện năm 1856), cũng như không còn được nhận tiền "phục vụ tại nước ngoài" như trước, và gây ra sự bất bình trong hàng ngũ.[66] Tuy nhiên, lục quân Bombay và Madras, và đạo quân Hyderabad vẫn trung thành. Lực lượng không chính quy Punjab còn đóng vai trò tích cực trong việc trấn áp cuộc binh biến.[64] Cuộc khởi nghĩa dẫn đến việc tái tổ chức hoàn toàn lục quân Ấn Độ vào năm 1858 tại Raj thuộc Anh mới.

Công vụ

Các cải cách được khởi xướng sau năm 1784 có mục đích là nhằm tạo ra một nền công vụ ưu tú, có những thanh niên Anh rất tài năng cống hiến toàn bộ sự nghiệp của họ. Đào tạo nâng cao được đẩy mạnh, đặc biệt là tại Học viện Công ty Đông Ấn (East India Company College, cho đến năm 1853).[67] Haileybury nhấn mạnh về Anh giáo và đạo đức, cũng như đào tạo sinh viên về các ngôn ngữ cổ điển của Ấn Độ. Nhiều sinh viên tin theo chủ nghĩa Whig, chủ nghĩa phúc âm, và chủ nghĩa vị lợi, cho rằng họ có bổn phận đại diện cho quốc gia và hiện đại hóa Ấn Độ. Khi nhiều nhất có khoảng 600 người trong số này quản lý trong ngành hải quan, thuế vụ, hệ thống tư pháp và nền hành chính chung của Raj.[68][69] Chính sách ban đầu của Công ty nằm trong "chủ nghĩa Đông phương", theo đó điều chỉnh theo lối sống và phong tục của người dân Ấn Độ và không cố gắng cải cách chúng. Điều này thay đổi sau năm 1813, khi các lực lượng cải cách tại mẫu quốc Anh hợp tác để biến Công ty thành một tác nhân giúp Anh hoá và hiện đại hoá Ấn Độ, đặc biệt là từ lực lượng phúc âm, Whig và vị lợi. Các nhà truyền giáo Cơ Đốc bắt đầu hoạt động, nhưng có ít người Ấn Độ cải đạo. Raj cấm chỉ tập tục sati (thiêu góa phụ) và thuggee (băng cướp), và nâng cao địa vị của phụ nữ. Các trường học được thành lập và có dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, thập niên 1830 và 1840 không phải là thời kỳ thịnh vượng: Sau khi chi mạnh tay cho lục quân, Công ty còn lại rất ít tiền để tiến hành các dự án công trình công cộng quy mô lớn hoặc các chương trình hiện đại hóa.[70]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công ty Đông Ấn cai trị Ấn Độ https://books.google.com/books?id=o9sCEAAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=52aicl9l7rwC&pg=... https://books.google.com/books?id=d_J5DwAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=8bqEzPPp8xIC&pg=... https://books.google.com/books?id=DJgnebGbAB8C&pg=... https://books.google.com/books?id=uzOmy2y0Zh4C&dq=... https://web.archive.org/web/20210501082716/https:/... https://web.archive.org/web/20191219213715/https:/... http://www.wolframalpha.com/entities/historical_ev... http://www.wdl.org/en/item/393/